Zoom là phần mềm để học online được sử dụng tại lớp. Tuy nhiên, Zoom luôn cập nhật các chức năng mới và có thể dẫn đến các bản cũ không tương thích gây ra lỗi: không truy cập được lớp học, thiếu chức năng. Do đó, trước khi nhập học nếu máy em đã cài Zoom sẵn thì em vẫn cứ cập nhật lên bản mới nhất.
Các em có thể tìm hiểu thêm trên google hoặc làm theo các hướng dẫn sau đây:
1. Cài đặt phần mềm Zoom:
Zoom có thể học qua web, qua phần mềm cài máy tính và qua app điện thoại. Các em nên cập nhật bản mới nhất cả trên điện thoại và máy tính để tránh bị lỗi phát sinh. Nếu em sử dụng máy tính, em nên tải phần mềm Zoom và cài đặt vào máy theo link sau:
Dưới mục Zoom Client for Meetings, bấm vào nút “Download”. Sau khi tải xong thì em mở file để cài vào máy tính.
Nếu em dùng điện thoại thì kéo trang xuống, tìm mục Zoom Mobile Apps và bấm tải app tương ứng tùy theo trình duyệt iOS hay Android.
2. Đăng nhập vào Zoom:
Hướng dẫn này dành cho Zoom máy tính, còn Zoom app cũng tương tự như vậy.
Bước 1. Mở Zoom -> bấm vào Sign In
Bước 2. Nếu em đã có sẵn gmail thì em bấm Sign In with Google. Còn em chưa có thì bấm vào Sign Up Free (Zoom sẽ yêu cầu nhập một số thông tin và gửi email cho em. Em vào email xác nhận là sẽ tạo được nick và dùng nick đó đăng nhập).
3. Tham gia lớp học Zoom:
Em lưu sẵn link Zoom. Trong trường hợp không vào được em có thể nhập như sau:
Nếu em học ca 1 (18h00) thì em vào Zoom lúc 17h55. Nếu em học ca 2 (19h45) thì em vào Zoom lúc 19h40.
Với Meeting ID và Passcode, em vào ứng dụng Zoom, bấm Join, sau đó paste Meeting ID. Tiếp theo, em cần đặt tên nick Zoom giống hệt như tên Facebook để thầy biết bạn nào là bạn nào. Sau đó em nhập passcode để vào phòng học.
Do lớp có nhiều học viên nên các em sẽ được chuyển vào phòng chờ (Waiting Room) trước khi vào phòng học. Màn hình của phòng chờ như sau (khi màn hình hiện ra như vậy là đã vào phòng học thành công, em chỉ cần kiên nhẫn chờ thầy mở cửa phòng học trên Zoom là được).
Trong thời gian chờ đợi, em có thể bấm vào “Test speaker and microphone” để đảm bảo là thiết bị âm thanh của em đang hoạt động tốt. Một số bạn khi vào phòng học mới phát hiện là không nghe được bài giảng và nguyên nhân chủ yếu là chưa kiểm tra thiết bị của máy mình. Do đó, các em hãy test trước loa và micro trước khi nhập học.
Ở màn hình tiếp theo, nếu em đã kiểm tra thiết bị thì bấm Join with Computer Audio. Còn nếu chưa kiểm thì em bấm Test Speaker and Microphone. Nếu thiết bị không có vấn đề thì Join with Computer Audio.
4. Những điều cần lưu ý trong lớp học Zoom:
- Tắt micro và webcam: do lớp học đông nên nếu em bật micro các bạn khác sẽ bị ảnh hưởng không nghe giảng được. Các em nên kiểm tra ở góc trái màn hình xem micro và webcam đã có dấu gạch đỏ chéo như hình hay chưa, nếu chưa thì bấm vào. Trong quá trình giảng bài, thầy có thể gọi 1 bạn đang học online trả lời câu hỏi, lúc đó em bấm vào micro để bật mic và nói.
- Trả lời câu hỏi đồng loạt: một số trường hợp th sẽ có bài tập và cần các em trả lời đồng loạt. Lúc đó các em học online sẽ nhập câu trả lời vào ô Chat (kế nút Share Screen xanh lá cây). Ngoài ra, em có thể đặt câu hỏi cho thầy nếu có thắc mắc. Tuy nhiên, cách này có hạn chế là lúc thầy giảng bài có thể thầy không để ý ô Chat và bị sót câu hỏi đó. Thay vì vậy, em có thể dùng chức năng “giơ tay” để thầy chú ý và hỏi em.
- Nếu em có thắc mắc/ báo cáo sự cố kỹ thuật: trong quá trình học nếu em cảm thấy có những điều chưa hiểu và cần giải thích thêm thì em sẽ sử dụng chức năng “giơ tay” của Zoom. Ngoài ra, chức năng này cũng hữu ích khi có những sự cố kỹ thuật cần báo cho thầy như âm thanh bài tập nghe không rõ, không nghe tiếng bài giảng …
Đối với Zoom máy tính, em bấm vào Participants -> chọn Raise hand
Đối với Zoom điện thoại, em bấm vào More -> chọn Raise hand
- Khi em bị sự cố âm thanh: sự cố thường gặp nhiều nhất khi học Zoom là một số bạn không nghe tiếng bài giảng. Trong trường hợp đó, em cần kiểm tra thiết bị của mình đã chỉnh đúng cách hay chưa.
Bước 1. Thoát ra khỏi lớp học, bấm vào biểu tượng bánh răng như hình
Bước 2. Bấm vào Audio, chọn Test Speaker và Test Mic.